Chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện từ 01/7/2025

Chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện từ 01/7/2025

Quý khách cần dịch vụ kế toán thuế trọn gói xin liên hệ Ms Lan 0984.744.591 . Với kinh nghiệm kế toán chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp làm đúng và tránh sai sót. Nhận dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp trọn gói với combo tiết kiệm: 

Từ 01/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực đã mang đến nhiều thay đổi trong người tham gia bảo hiểm tự nguyện. Một trong số đó là chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện. Vậy cụ thể như thế nào?
Mục lục

    1. Đóng BHXH tự nguyện cũng được hưởng thai sản?

    Trợ cấp thai sản là một trong những chế độ mới được bổ sung tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Theo đó, căn cứ Luật mới, khi tham gia bảo hiểm tự nguyện, người tham gia có thể được hưởng các chế độ sau đây:

    • Trợ cấp thai sản
    • Chế độ hưu trí
    • Chế độ tử tuất

    Trong khi đó, theo quy định đang có hiệu lực tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng hai chế độ là:

    • Chế độ hưu trí
    • Chế độ tử tuất

    Như vậy, từ ngày 01/7/2025 – thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như lao động tự do, nội trợ… đều được hưởng chế độ thai sản.

    2. Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản khi đóng BHXH tự nguyện

    Đối tượng hưởng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được nêu tại Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Cụ thể:

    – Đối tượng hưởng: Lao động nữ sinh con và lao động nam có vợ sinh con.

    – Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản:

    • Đối tượng được hưởng trợ cấp thai sản có thời gian đóng BHXH tự nguyện hoặc vừa đóng BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con: Được hưởng trợ cấp thai sản
    • Mẹ đóng BHXH tự nguyện mà mẹ chết sau khi sinh: Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng trợ cấp thai sản
    • Cả cha và mẹ cùng đóng BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Chỉ có một người (cha hoặc mẹ) hưởng trợ cấp thai sản
    • Nếu vừa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản của BHXH tự nguyện và bắt buộc: Chỉ hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc
    • Mẹ đủ điều kiện hưởng thai sản trong BHXH bắt buộc, cha đủ điều kiện hưởng thai sản trong BHXH tự nguyện: Mẹ hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc, cha hưởng trong BHXH tự nguyện và ngược lại

    3. Mức hưởng chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện

    Theo Điều 95 Luật BHXH 2024, mức trợ cấp thai sản được hưởng như sau:

    – Mức hưởng 02 triệu đồng cho:

    • Mỗi con được sinh ra
    • Mỗi thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung
    • Thai chết trong khi chuyển dạ

    – Hưởng thêm chính sách hỗ trợ khác: Áp dụng với lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc Kinh nhưng có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo.

    Chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện từ 01/7/2025 (Ảnh minh họa)

    4. Đóng bảo hiểm tự nguyện bao nhiêu để được hưởng thai sản?

    Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất. Đồng thời, Nhà nước sẽ có mức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội.

    Do đó, công thức tính mức đóng BHXH tự nguyện để hưởng thai sản là:

    Mức đóng BHXH tự nguyện = 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện – mức hỗ trợ của Nhà nước

    Trong đó:

    – Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện:

    • Thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (1,5 triệu đồng/tháng)
    • Cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng. Trong đó, mức tham chiếu là mức tiền được Chính phủ quyết định dùng để tính đóng, hưởng một số chế độ bảo hiểm và được điều chỉnh dựa trên mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế…

    Cũng theo Luật BHXH 2024, mức tham chiếu khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở sẽ được tính bằng mức lương cơ sở. Nếu lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở này.

    – Mức hỗ trợ của Nhà nước: Căn cứ tình hình phát triển kinh tế, xã hội, khả năng ngân sách Nhà nước. Hiện chưa có thông tin cụ thể về mức này.

    5. Thủ tục hưởng trợ cấp thai sản khi đóng BHXH tự nguyện

    Để được hưởng chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện, lao động nữ sinh con hoặc lao động nam có vợ sinh con cần thực hiện thủ tục dưới đây:

    5.1 Hồ sơ

    – Giấy khai sinh/Trích lục khai sinh/Giấy chứng sinh của con (bản sao)

    – Khi thai chết trong tử cung hoặc khi chuyển dạ hoặc con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ gồm một trong các giấy tờ sau đây:

    • Tóm tắt hồ sơ bệnh án có thông tin con chết (bản chính/bản sao)
    • Giấy ra viện của lao động nữ có thông tin con chết (bản chính/bản sao)
    • Giấy báo tử của con (bản sao)
    • Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu con chết trong vòng 24 giờ sau khi sinh)

    5.2 Trình tự thực hiện

    Thời gian giải quyết hưởng trợ cấp thai sản được quy định tại Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

    Bước 1: Người lao động phải nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con.

    Bước 2: Cơ quan BHXH giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nếu không giải quyết thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao.

    Trên đây là thông tin mới nhất về chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện từ 01/7/2025 theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024.

    Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 0984.744.591 để được hỗ trợ.

    Liên hệ dịch vụ 

    Kế Toán Lộc Phát

    Địa chỉ: 436/20 Hiệp Thành 13, P Hiệp Thành, Quận 12, TPHCM

    Điện thoại: 0984.744.591 

    Chúc bạn thành công! 

    Nguồn: Luatvietnam

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

    Tư vấn miễn phí (24/70984.744.591